Người Thượng Tây Nguyên đang bị kích động
Sau các đợt kích gây ra các vụ biểu tình, bạo loạn vào các năm 2001, 2004, các thế lực thù địch và bọn phản động FULRO vẫn chưa bao giờ từ bỏ âm mưu gây mất ổn định chính trị trên địa bàn chiến lược này. Sau khi tình hình được ổn định, các bọn phản động FULRO tiếp tục kích động đồng đồng bào các DTTS Tây Nguyên trốn sang Campuchia, cư trú tập trung tại các trại tỵ nạn để được đón đi nước thứ ba sinh sống. Phần lớn số này đã được trao trả lại Việt Nam và có cuộc sống ổn định. Kỳ thực những mưu đồ rõ như ban ngày đã bị người dân phát giác và họ hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống nơi buôn làng.
Sau các đợt kích gây ra các vụ biểu tình, bạo loạn vào các năm 2001, 2004, các thế lực thù địch và bọn phản động FULRO vẫn chưa bao giờ từ bỏ âm mưu gây mất ổn định chính trị trên địa bàn chiến lược này. Sau khi tình hình được ổn định, các bọn phản động FULRO tiếp tục kích động đồng đồng bào các DTTS Tây Nguyên trốn sang Campuchia, cư trú tập trung tại các trại tỵ nạn để được đón đi nước thứ ba sinh sống. Phần lớn số này đã được trao trả lại Việt Nam và có cuộc sống ổn định. Kỳ thực những mưu đồ rõ như ban ngày đã bị người dân phát giác và họ hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống nơi buôn làng.
Thời gian qua, lợi dụng tình hình chính trị phức tạp tại Campuchia, đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà Sam Rainsy đang theo đuổi, bọn phản động FULRO tiếp tục kích động đồng bào các DTTS Tây Nguyên vượt biên theo các trại tỵ nạn. Với các luận điệu tuyên truyền mang đầy tính mị dân, như: chính phủ Campuchia đã cho Tin lành Đê gar hoạt động, sang CPC sẽ được đi Mỹ, FULRO đã được Sam Rainsy hậu thuẫn… nhiều đồng bào đã nhẹ dạ cả tin trốn vào rừng để sang CPC. Kỳ thực, những thành phần vượt biên đều có mối quan hệ khăng khít với bọn phản động FULRO nên sau khi bị chính quyền Campuchia phát hiện và trao trả về Việt Nam, họ đều có sự mặc cảm với chính quyền. Những luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo trong nước, vu cáo công an bắt bớ, đàn áp… là lý do được các đối tượng này đưa ra nhằm kêu gọi UNHCR can thiệp để được đi Mỹ. Bước đường cùng với cuộc sống đầy khổ cực trong rừng cộng với đức tính tự ti, ngại quay trở lại quê hương của mình, các đối tượng này vẫn kiên quyết kêu gọi sự can thiệp của UNHCR để được xin tỵ nạn.
Hậu quả của tình trạng vượt biên sang CPC không chỉ dừng lại trước mắt mà còn để lại những hệ lụy lâu dài. Trước hết, nó gây ảnh hưởng đến mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam – Campuchia, gây mất ổn định ANTT trên tuyến biên giới. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, bọn phản động FULRO sẽ tiếp tục lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo tình hình dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào cộng việc nội bộ Việt Nam. Còn đối với những người dân nhẹ dạ, cả tin, họ đã đánh mất sự tin tưởng từ buôn làng, ngại quay trở lại cuộc sống sản xuất bình thường.
Âm mưu của bọn phản động FULRO cũng dễ dàng bị lực lượng an ninh Campuchia phát giác. Thiếu tướng Nguon Koeun – giám đốc Công an tỉnh Rattanakiri cho biết: “Họ sang đây vì có người ở nước ngoài kích động và tụ họp. Đặc biệt, hồi tháng 7 vừa qua, một số người Thượng ở nước ngoài lấy địa bàn tỉnh Ratanakiri để họp nhưng chúng tôi bắt không được. Chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ lực lượng nào sử dụng lãnh thỗ Campuchia làm phương hại đến an ninh của nước khác.”
Vì bình yên của buôn làng, hơn hết cần lên án những hành vi kích động, xúi dục đồng bào DTTS Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét