Post Top Ad

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

GHEN ĂN TỨC Ở_KHÔNG QUẢN ĐƯỢCTHÌ CẤM

Tránh kiểu không quản được thì cấm”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam nói: “Dịch vụ này đã phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới, tại sao Việt Nam lại loại trừ nó ra”.
Bà Lan cho rằng, nếu chưa quản lý được vì đây là lĩnh vực mới thì cơ quan nhà nước cần có trách nhiệm tìm ra biện pháp quản lý cần thiết. Tuy nhiên, tránh kiểu không quản được thì cấm hoặc chưa kịp quản thì đã cấm trước.
“Nếu cứ cấm thì bao giờ mới có được sáng kiến mới, hướng phát triển mới? Sẽ rất dở nếu cứ thấy cái gì mới, lạ, chưa quản lý được thì cấm”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ quan điểm.
 - 1
Bà Lan phân tích, dịch vụ này có tác động lớn tới xã hội bởi giúp người tiêu dùng tiết kiệm được nhiều tiền bạc nhờ việc nhiều người cùng đi chung một xe. Dịch vụ này cũng giúp tiết kiệm được xăng, dầu, tận dụng được số phương tiện có sẵn, giảm bớt khí thải nhà kính, đỡ gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí cho người có nhu cầu đi lại và tăng thu nhập cho lái xe…
“Nếu muốn nó cạnh tranh công bằng với taxi, nhà nước có thể đưa ra các quy định để yêu cầu doanh nghiệp này phải đăng ký, có nộp thuế… chứ đừng có cấm”, chuyên gia kinh tế đề xuất giải pháp.
Theo bà Lan: "Không phải không có lý do mà Uber taxi phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam luôn bị lạc hậu, chậm so với thiên hạ rồi nên với việc này nên nhìn vào cách hành xử của bạn bè quốc tế".
“Lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích xã hội chính là mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Chúng ta đang hô hào tiết kiệm xăng dầu, không gây ảnh hưởng đến môi trường, vậy tại sao không thể dịch vụ này đóng góp vào phần tiết kiệm đó?”, bà Lan đặt vấn đề.
"Không nên thấy sáng kiến mới thì gây khó dễ"
Trao đổi với phóng viên, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho biết: “Tôi hoan nghênh ý kiến của Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng là nên tìm một khuôn khổ pháp luật để mô hình taxi này có thể hoạt động”.
Ông cho rằng, nên nghiên cứu và ủng hộ sự tồn tại của dịch vụ taxi Uber tại Việt Nam. Bởi đây là loại hình vận tải tận dụng được công nghệ thông tin, cho phép sử dụng phương tiện một cách tiết kiệm hơn thông qua việc nhiều người chung tuyến cùng sử dụng một phương tiện.
"Điều này đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng từ mức giá rẻ. Nói cách khác, đây là dịch vụ giúp người tiêu dùng chia sẻ lợi ích" - TS nêu ý kiến.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: “Nếu chưa có khuôn khổ pháp luật, có thể bổ sung dần. Không nên vì chuyện đó mà gây khó dễ hay không chấp nhận sự tồn tại của một sáng kiến mới như Uber”.
Cũng theo ông Doanh, ở nhiều nước khác đã chấp nhận dịch vụ này, do vậy, Việt Nam không nên cấm.
Ông Doanh cho hay, dễ nhận thấy nếu cho phép dịch vụ này tồn tại, chúng ta có thể tận dụng được số xe hiện có, công suất của xe nhờ tỷ lệ khách hàng cao hơn. Những người có cùng chung lợi ích có thể chia sẻ chi phí sử dụng dịch vụ với nhau.
Hơn nữa, nhờ có công nghệ kết nối, taxi sẽ không phải đi lang thang ngoài đường để tìm khách. Thay vào đó, họ sẽ biết trước được đến một địa điểm nào đó có bao nhiêu khách một cách rõ ràng.
Tuy vậy, ông Doanh lo ngại, khi cho phép dịch vụ taxi Uber hoạt động ở Việt Nam, chắc chắn sẽ gây ra sự cạnh tranh và các công ty taxi hiện đang giữ bảng giá cước dịch vụ cao hoặc chất lượng dịch vụ chưa được tốt sẽ chịu áp lực. Đó chính là lý do họ muốn loại bỏ dịch vụ taxi Uber.
“Các doanh nghiệp taxi ở Việt Nam nên học ở dịch vụ Uber trong việc tận dụng kết nối với internet và nên sử dụng các tiện ích có thể sử dụng được. Giảm chi phí vận tải cho xã hội là điều rất cần trong tình hình kinh tế hiện nay”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh kết luận.
Nhận xét về loại hình dịch vụ này, chuyên gia kinh tế Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hải Âu cho rằng, mô hình dịch vụ mới thì có cả ưu và nhược, không thể chỉ có ưu. 
Theo ông Nam, Uber chỉ cung cấp nền tảng kết nối hành khách và chủ xe, họ kinh doanh công nghệ, chủ xe mới là người kinh doanh vận tải. Mỗi bên phải đăng ký và đóng phần thuế của mình.
"Nhà nước cứ ra quy định và thu thuế, còn họ có cạnh tranh được với taxi thường hay không thì tự các bên tính toán, quyết định và lựa chọn là của hành khách" - ông Nam nêu ý kiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét